Đọc mỏi mắt không thấy chỗ nào hướng dẫn, bạn bực mình với nội dung mạng internet Việt Nam
Thật ra bạn cần phải đặt câu hỏi: Có chép thẻ từ thang máy vào điện thoại được không?
Nếu không trả lời được thì xin mời tìm kiếm ở nguồn nước ngoài, các trang nội dung tiếng anh, tiếng pháp hay tiếng tây ban nha, những vùng này thường có kỹ thuật về thẻ từ không hạn chế.
CHỌN NHANH MỤC MUỐN ĐỌC
Sao chép thẻ từ thang máy vào điện thoại nào mới được
Trở lại với vấn đề đang tìm hiểu, thì chúng ta cần đặt câu hỏi bảo mật, hoặc chỉ đơn giản là có điện thoại chép thẻ thang máy vào trong đó được vì bên trong có thẻ tag, có cuộn dây phát từ và cả chip nhớ dữ liệu thẻ từ.
Không tự nhiên mà một cái điện thoại thông thường có thể lưu dữ liệu thẻ thang máy, trừ khi bên trong tích hợp sẵn phần cứng và chip nhớ.
Điện thoại loại nào copy được thẻ thang máy
Các bạn biết phổ biến ở VN có 2 tần sóng thẻ đó là 125kHZ và 13.56mHz, không phải điện thoại nào cũng có NFC đúng tần
Hầu hết điện thoại là NFC nó chạy tần sóng 13.56mHz
Đa số Android NFC có thể đọc thẻ mà không chắc có thể ghi thẻ
Chỉ vài chiếc như Huawei của TQ mới có thể ghi thẻ vào bên trong nó.
Điện thoại iphone của Apple thì không có tính năng nào cho phép đọc thẻ từ thang máy, nó nhận dạng thẻ ngân hàng theo một cách khác, đó là thẻ ngân hàng mã ngân hàng chứ không có phát sóng.
Chép thẻ thang máy chỉ 40K vậy nên qua đây xem mình làm thẻ từ thang máy
Loại thẻ nào có thể copy vào điện thoại được
Điện thoại hầu hết hỗ trợ thẻ ID thẻ tần số 13.56mHz do vậy nếu dùng thẻ IC 125kHZ thì không có cách nào ghi vào điện thoại được
Trong đó rất kén điện thoại, samsung không được, sony không được, vài dòng TQ mới được.
Tính năng này hoạt động dựa vào NFC, ứng dụng HUAWEI Wallet có sẵn trong điện thoại giúp thêm thẻ từ ngân hàng vào điện thoại HUAWEI Wallet là cái mà Huawei đã tạo ra để add thẻ ngân hàng vào và thanh toán với NFC.
Nó có thể thêm thẻ thang máy chung cư vào được, và như vậy là bạn có được thẻ thang máy trong điện thoại
Điện thoại dùng NFC do vậy chỉ add được thẻ tần NFC là thẻ ID sóng 13.56mHz mà thôi.
Để biết thẻ thang máy loại nào bạn soi lên đèn nhìn xuyên qua thẻ, nếu vòng từ hình tròn thì đó là thẻ 125kHz, còn nếu vòng từ hình chữ nhật thì nó là 13.56mHz, ngoài ra bạn dùng android tải app NFC write, read đọc thử sẽ biết, đọc được thì 13.56 không được thì không biết tần sóng.
Phân biệt công nghệ NFC và RFIC
RFID là quá trình mà các đối tượng được đọc ra một mã duy nhất thông qua công nghệ sóng radio và NFC là một nhánh trong họ công nghệ RFID
Cụ thẻ là NFC là một nhánh trong công nghệ RFID HF (RFID tần số cao) và cùng hoạt động dưới tần số là 13.56 MHz
NFC được thiết kế là một dạng trao đổi dữ liệu bảo mật và một thiết bị NFC cũng có thể vừa là đầu đọc NFC vừa là thẻ tag NFC
Tính năng đặc biệt duy nhất này giúp cho NFC có khả năng giao tiếp theo kiểu peer-to-peer (hay gọi là mạng ngang hàng hoặc mạng đồng đẳng)
Như vậy, hệ thống RFID được hiểu là một phương pháp hay cách thức xác nhận đối tượng duy nhất bằng sử dụng sóng radio
Hệ thống này tối thiểu phải bao gồm Thẻ RFID, Đầu đọc RFID và Ăng ten (Antenna)
Đầu đọc sẽ gửi tín hiệu sóng từ tương tác với thẻ tag thông qua ăng ten, thẻ tag sẽ phản hồi lại với một mã thông tin duy nhất
Thẻ Tag RFID có 2 loại là chủ động (Active) và thụ động (Passive).
Thẻ RFID chủ động có chưa một nguồn năng lượng cho phép nó có khả năng truyền sóng với khoảng cách đọc xa tớ 100 mét
Chính với đặc điểm khả năng đọc xa này mà thẻ RFID chủ động được ứng dụng lý tưởng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp để quản lý vị trí tài sản, cải thiện quy trình logistic.
Thẻ RFID thụ động bản thân nó không có nguồn năng lượng
Thay vào đó, nó được nạp năng lượng bởi năng lượng sóng từ được truyền từ các đầu đọc RFID
Bởi vì sóng radio phải đủ mạnh để truyền năng lượng lên thẻ tag, chính vì vậy thẻ RFID thu động có khoảng cách đọc khá gần thông thường chỉ tới 25 mét.
Thẻ RFID thụ động cơ bản hoạt động dưới dạng 3 tần số như sau:
+ Tần số thấp (LF): 125 – 134 Khz
+ Tần số cao (HF): 13.56 Mhz
+ Tần số rất cao (Ultra High Frequency – UHF): 856 Mhz – 960 MHz
Các thiết bị NFC cũng hoạt động trong cùng dải tần số là 13.56 MHz như nhánh công nghệ RFID HF
Tiêu chuẩn và giao thức của chuẩn NFC cũng được dựa theo các tiêu chuẩn RFID được ghi chú trong bộ quy chuẩn ISO/IEC 14443, FeLiCa và ISO/IEC 18092
Các bộ tiêu chuẩn này cũng đề cập tới việc sử dụng các thẻ tag RFID tương ứng.
Là một mô hình hoàn hảo hơn của của nhánh công nghệ không tiếp xúc tần số cao RFID HF, Các thiết bị NFC có được những ưu thế của việc giới hạn tần số sóng radio trong khoảng cách gần
Chính bởi các thiết bị NFC phải được tiếp xúc với nhau trong khoảng cách gần, thương là không hơn vài centimet, nó trở thành sự lựa chọn thông dụng cho các truyền thông bảo mật giữa các thiết bị với nhau, như smartphone…
Giao tiếp mạng đồng đẳng peer-to-peer là tính năng rất nổi bật của phân nhành NFC so với các thiết bị RFID thông dụng
Một thiết bị NFC có thể hoạt động như là một đầu đọc và thẻ tag
Nhờ vào tính năng rất đặc biệt này mà các thiết bị và ứng dụng NFC được ứng dụng phổ biến trong việc thanh toán không dùng tiền mặt…
Các thiết bị NFC cũng có thể đọc được các thẻ tag NFC thụ động, một số thiết bị NFC có thể đọc các thẻ Tag RFID HF thụ động phù hợp với chuẩn ISO15693
Dữ liệu trên những thẻ tags này có thể chứa các câu lệnh cho thiết bị như mở một ứng dụng di động cụ thể
Bạn có thể bắt đầu nhìn thấy thẻ tag HF RFID và tag NFC khá thông dụng trong các quảng cáo, poster..
vì nó là một phương pháp hiệu quả để chuyển một lượng thông tin nhiều hơn nữa giữa hai bên.
Bạn cần tư vấn, đóng góp và chia sẻ thông tin tại đây